So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm
ĐẤT SÉT (BALL CLAY)

Đất sét là gì ??

Là nguyên liệu thiên nhiên đa khoáng thuộc nhóm Hydro alumosilicate có độ phân tán cao, kết hợp với nước tạo thành khối dẻo, giữ nguyên hình dáng sau sấy và có cường độ như đá sau khi nung.
Công thức chung của đất sét: m.Al2O3n.SiO2p.H2O
Đất sét là sản phẩm của quá trình phong hóa của các loại đá: Granite, Feldspat, Bazan, các loại đá trầm tích tạo thành các loại đất sét khác nhau. Quá trình phong hóa đó xảy ra dưới sự tác động của điều kiện thiên nhiên: Thay đổi nhiệt độ, nắng, mưa, gió , dòng chảy biến đổi hóa lý... với thời gian dài hàng triệu năm trên bề mặt trái đất. 
Đất sét gồm có 2 loại : Đất sét nguyên sinh là lợi đất sét phong hóa từ các loại đá và chúng nằm nguyên tại chỗ tạo thành các mỏ sét. Đất sét thứ sinh là lợi đất sét được phong hóa từ các loại đá và sau đó được đưa đến vị trí khác nhờ các tác động của thiên nhiên : gió, mưa, dòng chảy tạo thành các mỏ sét.

Thành phần hóa học của Đất sét

Đất sét bao gồm các thành phần sau:
- Oxit Silic (SiO2): Đây là thành phần chính trong đất sét, tham gia phản ứng với Al2O3 tạo nân các thành phần khoáng mới có cường độ cao sau khi nung.
- Oxit Nhôm ( Al2O3): Chỉ tồn tại ở trong thành phần khoáng sét. Người ta căn cứ vào thành phần này để chia đất sét ra thành 3 loại: dễ chảy, đất sét khó chảy và chịu lửa, Cao lanh ( Al2O3 >30%). Hàm lượng oxit nhôm ảnh hưởng nhiều đến tính dẻo của đất sét.
- Oxit Canxi (CaO) : Nó làm giảm khả năng liên kết và hạ thấp nhiệt độ nung, làm giảm khoảng nhiệt độ nóng chảy của đất sản phẩm dễ bị phế phẩm khi nung. Nếu hàm lượng CaCO3 cao thì không thể sản xuất được gốm sứ.
- Oxit Sắt ( Fe2O3): Thông thường tồn tại trong đất sét ở dạng tự do. Nó làm thay đổi màu sắc của cao lanh và đất sét. Khi tồn tại ở trong khoáng sét thì không làm thay đổi màu của đấ và khóa tách ra khỏi khoáng sét.
- Các lợi Oxit kiềm ( K2O và Na2O): Thường tồn tại ở dạng khoáng feldspar. Đâu là thành phần có lợi cho sản xuất gốm sứ vì nó làm giảm nhiệt độ nung cho sản phẩm. Nhưng nếu tồn tại trong đất sét ở dạng muối thì có hại cho sản phẩm.
- Oxit Titan( TiO2) : Gây biến đổi màu sắc trong gốm sứ nhất là cùng với sự có mặt của oxit sắt.

Ứng dụng của Đất sét trong sản xuất công nghiệp

- Sản xuất gốm sứ : Đất sét được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng nó là một thành phần đặc biệt quan trọng trong sản xuất gốm sứ. Cao Lanh tạo ra một màu rất trắng khi nung nhưng sử dụng một mình nó sẽ giòn và yếu. Vì vậy phải được trộn với đất sét để tạo ra một nguyên liệu thô dễ uốn, dễ tạo hình hơn. Do nguồn gốc trầm tích, đất sét thô có nhiều mầu sắc. Tuy nhiên, nhiều trong số chúng được ngành gốm sứ đánh giá cao vì tính chất nung trắng.
- Thiết bị vệ sinh: Trong xương thiết bị vệ sinh thường bao gồm 30% đất sét để cung cấp độ dẻo tạo hình.
- Sản xuất bộ đồ ăn ( tableware) : Bài phối nguyên liệu sản xuất bộ đồ ăn thường bao gồm cao lanh, tràng thạch và thạch anh. Đất sét cung cấp độ dẻo cao và mầu trắng tốt. 
- Gạch ốp tường và sàn: Kết hợp với đá tan, tràng thạch, thạch anh và cao lanh, đất sét được sử dụng để tạo tính dẻo và sự liên kết giữa các thành phần.
- Sản xuất men gốm: Người ta cũng có thể sử dụng đất sét trong sản xuất men gốm.
- Đất sét chịu lửa: Khả năng chống lại tác động của nhiệt độ cực cao khiến đất sét bóng trở nên lý tưởng để sử dụng trong các sản phẩm chịu lửa như vật liệu cách nhiệt lò nung và đồ nội thất.
- Gốm xây dựng: Các vật liệu xây dựng như gạch, ống đất và ngói lợp đều chứa đất sét.




 
Không có sản phẩm nào
Giỏ hàng của tôi (0)

Chat Facebook